Trang chủ Kiến thức Cuộc đời và mối tình lãng mạn của danh họa Picasso (Phần cuối)

Cuộc đời và mối tình lãng mạn của danh họa Picasso (Phần cuối)

Đến tuổi 90, Picasso mới nhận thức được một điều, rằng mình đã tìm được một người đàn bà là nửa tâm hồn mình, người tình cuối cùng và hiện nay là vợ ông. Picasso yêu người đàn bà này với tất cả những rung động còn sót lại của một trái tim đã đập suốt gần một thế kỷ. Ông không muốn J.Roque sanh nở nhiều sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của nàng. Nhỡ một mai cơn bệnh ngặt nghèo cướp nàng khỏi vòng tay ông thì sao ? Ông không bao giờ đi đâu mà thiếu bóng nàng J.Roque. Họ vẫn hôn nhau say đắm, công khai trước hàng trăm ngàn cặp mắt giữa thanh thiên bạch nhật. Picasso không muốn rời nàng. Jacqueline chỉ xa ông khi nào nàng đi tắm ở bãi bể Cannes hay cỡi ngựa chung quanh các ngọn đồi ở Mougins. Jacqueline là người duy nhất được vào xưởng vẽ khi Picasso đang làm việc. Nàng là người mẫu tuyệt vời để hình thành những bức chân dung hoặc khỏa thân do chính tay Picasso vẽ.

Con người tài hoa này sống ẩn dật, vui thú với vợ và cô con gái Catherine. Toà biệt thự là một xưởng vẽ khổng lồ của ông. Muốn dùng bữa, ông chỉ còn một chỗ trống duy nhất đó là nhà bếp. Vì thế, nàng J.Roque khuyên ông nên tu sửa lại sân thượng để có thêm chỗ trong nhà.

Jacqueline Roque vo cua danh hoa Picasso 1

Sức sáng tạo, khả năng làm việc của Picasso thật phi thường. Tùy theo ngày, ông vẽ đầy một tập giấy vẽ, họa hai bức tranh có cạnh mỗi bức 3 mét, hoặc vẽ thể nghiệm khoảng nửa tá tranh để nghiên cứu một cách biểu hiện mới.

Bỗng một dạo nọ, mùa xuân mang tặng Picasso những cảm hứng lạ lùng, ông quăng lọ sơn, lao vào chạm khắc. Picasso làm việc ròng rã một tháng trời và kết quả là đã khắc xong 50 bản in bằng đầu bút nhọn, bằng chất cường toan hoặc tiêu toan. Ông sáng tác nhiều bản trong một ngày, sau đó, nếu không hài lòng, ông tự tay dùng sắt bào sửa lại, y như một tay thợ nguội lành nghề, Picasso cho người mang những bản khắc này đến xưởng nhà của Aldo Gommelynck, nhưng ông muốn xem ngay tức khắc những bản đã chạy thử chưa ráo mực in, vì thế nhà ông hôm đó bận rộn cho đến sáng.

Picasso không xem thường phương pháp nào hay chú trọng quan điểm nào. Ông luôn đi tìm cái mới. Picasso dấn thân vào ngành kỹ nghệ khắc trên vải sơn mà ngày xưa chỉ dùng cho giới học trò, một ngành đang xuống dốc trầm trọng. Picasso đã giúp nó trỗi dậy, lấy lại phong độ của thời hoàng kim. Ông khắc lên vải để in thành nhiều màu gấp sáu lần trước đó.

Sự thành công này được các chuyên gia ngành khắc đánh giá là một sự kiện sáng tạo nghệ thuật lạ lùng. Đúng như nhà văn La Mã Marcus Tullius Cicero đã nói : “Những sản phẩm vĩ đại đều kết tinh từ cảm hứng thần thánh”.

Picasso kỳ vĩ như vậy là nhờ khát vọng vươn lên phía trước, mục đích cuộc sống của ông là ngôi sao dẫn đường, từng bước đưa ông đến đỉnh vinh quang, Picasso là một trong những người hạnh phúc nhất vì ông đã nung nấu một lý tưởng lớn lao và đấu tranh cho lý tưởng đó với tất cả tài năng và trí tuệ của mình.

Picasso sinh ra trong một gia đình trưởng giả, đáng lẽ ra ông rất bảo hoàng. Đến 55 tuổi, ông vẫn chưa nhúng tay vào chính trị. Nhưng vào năm 1936, sau chuyến oanh tạc Guernica, Picasso nghiêng về phía cộng hoà. Sau đó lúc 63 tuổi, năm 1944, ông gia nhập đáng cộng sản.

Đường lối chính trị trong con đường nghệ sĩ của Picasso rất phức tạp, mâu thuẫn nhau ngay trong nhận thức xã hội. Nhưng chính trị luôn luôn là cái gì râu ria, nằm bên ngoài cứu cánh của đời ông.

Về già, Picasso càng “bế môn tỏa cảng” hơn. Ngôi biệt thự sang trọng khác, Notre Dame de Vie, được gìn giữ bằng hàng rào kẽm gai, những hào sâu và lúc nào cũng có người canh gác. Khách muốn gặp ông, phải dừng ở cổng ra vào, dùng máy Interphone tự giới thiệu. Căn nhà y như một pháo đài. Từ người giữ cửa, tài xế, những người đàn bà phụ giúp trong nhà cho đến J.Roque đều là những người hộ vệ tích cực mỗi khi không có Paulo ở nhà.

Picasso ít tiếp xúc với người lạ, nhưng những khi người nào may mắn gặp ông trên đường phố đều công nhận rằng nhà triệu phú ẩn dật kia vẫn chưa quên quá khứ nghèo nàn của mình cách nay non nửa thế kỷ, thời gian đầu sống như con chó ốm ở thành phố Paris, nước Pháp.

Picasso rất giản dị. Nếu đến dùng cơm ở nhà hàng, hôm nào làm bẩn tay, ông sẽ xuống bếp rửa trước khi dùng khăn lau chén. Đến dự triển lãm, ông vẫn mặc quần cụt áo ngắn và đội nón rộng vành. Có lẽ ông nghĩ rằng “là nghệ sĩ thì phải lên cao nhất về mặt trí tuệ, nhưng con người thì nên ở trong bóng tối”.

Một hôm, lúc từ nhà ông nha sĩ quen đi ra, Picasso vấp phải một tay nhà báo địa phương, từ lâu ông ta vẫn hằng mong ước được lên Mougins. Lần này, nhìn gương mặt chờ đợi thấp thỏm của anh ta, Picasso cảm động và mời ông ta về nhà mình.

Vừa đặt chân vào xưỡng vẽ, anh nhà báo sung sướng nói :

– Thưa họa sư, sự tiếp xúc và thăm xưởng vẽ của ngài là một món quà sinh nhật đẹp nhất, năm tôi 70 tuổi.

Nhà danh họa tỏ ý kinh ngạc :

-A, hôm nay là ngày sinh nhật của ông à ? Thế người ta đã tặng ông những gì chưa, ông lấy đỡ hai bức họa này đi, quà của tôi đây.

Tranh của Picasso bị “copie” rất nhiều. Nhưng vị cha đẻ của trường phái lập thể không hề muốn tố giác các kẻ gian kia vì ông sợ rằng “Phải đối đầu với những bạn đồng nghiệp của mình”.

Trong lần sinh nhật thứ 83, Picasso cao hứng nói với bạn bè :

– Chỉ có tình yêu mới đáng kể.

Bạn bè cũng không ai ngạc nhiên gì câu nói đó. Bởi vì bản chất tâm hồn nghệ sĩ ắt phải vậy. Ngoài ra, cụ già họa sư đó còn sức khỏe cường tráng của một chàng thanh niên kia mà. Ông vẫn còn đủ sức bơi như một con kình ngư trên bể Cáp d’Antibes và nhảy đầm “over night ” không ngừng nghỉ.

Cảnh sát đã có lần phải can thiệp một buổi dạ vũ quá ồn ào tại nhà Picasso, lúc đó đã ba giờ sáng.

Ngày hôm sau, nhà danh họa không được vui, tỏ vẻ mệt mỏi và than đau. Giới thân cận với Picasso thừa biết đó là “cơn bệnh ngoại giao” để thoát khỏi sự rầy rà với những người bảo vệ an ninh, trật tự xã hội, Họ biết Picasso đôi khi vướng phải vài trận đau dạ dày đột xuất, một cơn sưng phổi, vài lần nhức đầu … nhưng mười lăm năm gần đây ông không hề bệnh tật, vẫn yêu đương cuồng nhiệt, làm việc như bò mộng đấu trường.

Mãi đến chín năm sau, ngày 8 tháng 4 năm 1973, Picasso lại than đau, nhưng không phải do “ngoại giao” nữa, ông đã giã từ vợ thân yêu, giã từ con cái, bạn bè, giã từ thành phố Mougins đã nuôi dưỡng ông những năm cuối đời, giã từ hội họa và những người yêu mến tài năng của ông, Picasso qua đời hưởng thọ 92 tuổi.

Ông đã sống trọn vẹn, trung thực với tình yêu. Những người đàn bà đi qua đời ông, tên tuổi họ gắn liền với Picasso mãi mãi. Các tác phẩm bất hủ của ông đã đống góp những giá trị to lớn cho nền nghệ thuật tạo hình của nhân loại.

Bình luận

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

buc-tranh-cua-leonardo

9 bức họa lừng danh nhất thế giới và những bí ẩn ít người biết đến

Có những bức họa nổi tiếng trên thế giới đã ẩn chứa những bí mật "động trời", trong đó phát hiện trong tác phẩm nàng Monalisa có thể khiến bạn không ngờ tới. Nghệ thuật không chỉ là nguồn khơi ...
tranh son dau noi tai ha noi

Chàng họa sĩ Ranga và bức tranh – bài học cuộc sống

Ngày xửa ngày xưa, có một họa sĩ vẽ tranh tên là Ranga, một người đàn ông siêu việt, vẽ được rất nhiều tác phẩm kiệt xuất, đáng ghi nhớ khiến ai cũng đều thán phục.  Ông ấy mở một ...
Ky-thuat-ve-tranh-son-dau

Kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu bạn không thể bỏ qua

Để vẽ được bức tranh đẹp và hoàn chỉnh, chúng tôi xin chia sẻ kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu để giúp bạn có thể bước chân vào thế giới nghệ thuật mà không bị bối rối. Hãy cùng tham ...
0936 444 506