Trang chủ Kiến thức Cuộc đời và mối tình lãng mạn của danh họa Picasso (P.2)

Cuộc đời và mối tình lãng mạn của danh họa Picasso (P.2)

Và hai năm sau, một tuyệt phẩm ra đời bằng chính tình yêu của chàng : bức “Chân dung Fernande “. Picasso đem bức tranh treo cạnh chiếc áo của Fernande mặc ngày lần đầu hai người gặp nhau. Chiếc áo được xếp gọn, đặt trên đầu tủ ngăn giữa hai lọ sứ màu xanh cắm hoa giả. Picasso ngắm tới ngắm lui hàng tháng trời.

Chan dung Fernande nguoi tinh Picasso

Một hôm, bạn chàng – nhà thơ Max Jacob trông thấy hỏi :

– Đây là cái gì ?

Picasso trả lời ngắn gọn :

– Nếu yêu thì anh sẽ hiểu.

Sau đó, Picasso đem giấu biệt bức tranh, cất vào tủ gắn trong tường để chiêm ngưỡng riêng.

Trong con người Picasso hội họa và tình yêu luôn song hành. Khi tình yêu tạm thời trong trạng thái cân bằng thì chàng lao đầu vào sáng tác. Tiền phong của nền hội họa thời bấy giờ họa phái “Fauvisme”chú trọng đến màu sắc, nhưng Picasso cảm thấy nhạt nhẽo, vô vị khi thưởng thức bức tranh của họ.

Bạn bè giới thiệu Picasso với nhà thơ Apollinaire, chàng thi sĩ này khuyên Picasso nên tìm “một con đường mới, một nghệ thuật mới”. Và quả nhiên, Picasso trở nên “hiện đại” thật. Năm 1907, chàng trưng bày một bức tranh vuông và lớn, mỗi cạnh hai mét rưỡi, nhan đề là “Mấy cô gái ở Avignon”. Năm cô gái điếm này không có nét đẹp kiểu “mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” hay “khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang”. Hình thù của họ thật quái dị, mặt méo mó, tay chân, thân thể là những hình học chắp nối. Thế là một họa phái “điên” ra đời dưới những con mắt sành hội họa thời bấy giờ.

May co gai o Avignon Picasso

Năm 1909, cũng thể nghiệm theo lối sáng tác với tư duy nghệ thuật quá tân thời đó, Picasso hoàn thành một họa phẩm tình yêu thứ hai nhưng thật khác với bức tả chân dung Fernande ban đầu.

Gương mặt người thiếu nữ trong tranh bị cắt ra từng mảnh nhỏ, những hình khối đó như bị cuốn vào một cơn bảo tố quay cuồng. Picasso đã làm việc suốt sáu tháng trời, giam mình trong phòng bốn tuần lễ cuối cùng để hoàn tất bức tranh này.

– Ferdinando, em đến xem em đây !

Nàng bước đến trước khung vải. Mặc dù tính tình điềm đạm nhưng nàng chợt giật mình, lùi bước lại khi thấy bức tranh.

– Anh điên rồi ! – Fernande sợ hãi thốt lên …

Chan dung Fernande nguoi tinh Picasso

Bức tranh trông có vẻ kỳ quái hơn cả những bức mà chàng sáng tạo trước đây (từ năm 1905 đến 1907 ) như “Khỏa thân ngồi” (Nu assis), “Gia đình những người làm xiếc rong” (La famille des Saltimbanques) và “Nữ hoàng Isabelle”…

Chàng ở giai đoạn chuyển mình, thâm nhập vào thế giới nghệ thuật da đen, bước chân đến ngưỡng cửa của trường phái lập thể phân tích, lập thể tổng hợp. Những buổi làm việc, nghiên cứu giữa mùa hè đổ lửa ở vùng Horta de Ebro- Tây Ban Nha, những ngày lang thang trên các cánh đồng xơ xác, đã thật sự đưa Picasso đến nhiều dạng khô khan của các hình kỷ hà qua bức Réservoire (Hồ chứa). Bức tranh cho thấy chàng chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng của Cézanne : “Tất cả trong thiên nhiên đều căn cứ trên những hình nón và hình cầu”.

Réservoire picasso

Ở Montmartre, những người bạn của chàng như Gertrude Stein, Itchoukine…đều cho là chàng điên loạn. Nhưng Picasso rất tự tin những điều chàng thực hiện. Bằng một lối chữ nghĩa Pháp không chính xác gì cho lắm, Picasso gởi thử mời bạn bè và nhà buôn tranh danh tiếng Amboise Vollard đến.

Khi họ bước vào nhà, các bức tranh đều được đặt quay vào tường, Picasso chậm rãi đem ra từng bức đặt trên mỗi giá vẽ.

Gertrude Strein đi đi lại lại trước mỗi bức tranh, thỉnh thoảng tay đưa lên sửa kính, khi đến bức cuối cùng, không kềm chế nổi, ông thốt lên :

– Giờ thì tôi biết anh diễn tả cái gì rồi. Tôi hiểu rồi. Anh muốn vẽ chiều không gian thứ tư chớ gì. Thật là quái gở ! – Ông ôm bụng cười toáng lên.

Itchoukine ngồi im lặng, tay nhịp nhịp trên đùi theo lối Nga. Kế bên là Ambroise Vollard – một con người điềm tĩnh chỉ vào bức tranh và nói : “Tôi mua” rồi móc trong túi ra 1 xấp giấy bạc. Còn nhà thơ Max Jacob ngồi gật gù cất giọng thánh thót như đang đọc thơ :

– Picasso, tất cả những hình khối mà anh đem vào tranh, tuyệt một cách kỳ lạ.

Picasso cảm thấy hài lòng, cười với mọi người. Riêng Fernande , nàng ngẫm nghĩ : “Mình yêu một kẻ điên, nhưng hai người kia cũng điên nốt”. Nàng chỉ hiểu những bức tranh của người yêu vẽ vào giai đoạn chàng chưa gặp nàng ở máy nước mà thôi. Đại khái là bức “Nhạc sĩ Tây Ban cầm già ” (Le vieux guitariste ) và bức “Đám tang Casemagas” (L’enterrement de Casemagas)… Nàng cảm nhận được tình cảm sâu sắc, tấm lòng yêu thương và nỗi đau khổ vô bờ của Picasso trước thân phận con người qua bức tranh đó.

Nhac si Tay Ban Nha cam gia Le vieux guitariste Picasso

Trừ một vài người thân có nhãn quan nghệ thuật gần gũi với tinh thần sáng tạo của Picasso như bạn đồng nghiệp G.Braque, còn hầu hết đều lên án chàng là “lập dị”, “ngông cuồng”, “loạn thần kinh” …

Dư luận ồn ào phản đối đến nỗi Picasso và Braque sau này không dám ký tên vào mặt trước các bức tranh của họ. Có người yêu cầu chính quyền không được trưng bày tranh “lập thể” trong các viện bảo tàng. Thiên hạ mắng nhau bằng danh từ “đồ Picasso !”.Tai họa giáng vào đầu hai họa sĩ thiên tài liên tiếp. Bởi vì, cái mới trong nghệ thuật bao giờ cũng là sự nổi loạn đáng trách. Người ta quen chiêm ngưỡng những bức tranh cổ điền rồi. Nếu lúc trước họa sĩ dùng bóng xen với màu sắc làm cho hình nổi lên thì đến lượt Picasso, chàng lại sử dụng hình học, phỏng theo nghệ thuật Bắc Phi và Trung cổ, chủ tâm “đánh” vào mắt người xem, tạo cho hình nổi bật lên.

Năm 1914, khi thế chiến thứ nhất bùng nổ, người bạn thân Braque lên đường nhập ngũ khiến Picasso hụt hẫng, rơi vào trạng thái cô đơn. Mặc dù khuynh hướng mới do Picasso khởi xướng đã có chỗ đứng khá vững vàng trong căn nhà hội họa năm châu, nhưng chàng vẫn cảm thấy mình bị cô lập, không ai có thể hiểu được chàng. Picasso muốn quên đứa con “lập thể” do chàng khai sinh và chuyển sang sống với đứa con nuôi ” tượng hình” (Figuration).

Sau tám năm yêu đương mặn nồng, mối tình đầu của Picasso tắt lịm một cách đau đớn vì nàng Fernande Olivier bị cơn bệnh lao hiểm nghèo cướp mất năm 1917.

Xem tiếp:

Cuộc đời và mối tình lãng mạn của danh họa Picasso (P.3)

Cuộc đời và mối tình lãng mạn của danh họa Picasso (P.4)

Cuộc đời và mối tình lãng mạn của danh họa Picasso (Phần cuối)

Bình luận

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

buc-tranh-cua-leonardo

9 bức họa lừng danh nhất thế giới và những bí ẩn ít người biết đến

Có những bức họa nổi tiếng trên thế giới đã ẩn chứa những bí mật "động trời", trong đó phát hiện trong tác phẩm nàng Monalisa có thể khiến bạn không ngờ tới. Nghệ thuật không chỉ là nguồn khơi ...
tranh son dau noi tai ha noi

Chàng họa sĩ Ranga và bức tranh – bài học cuộc sống

Ngày xửa ngày xưa, có một họa sĩ vẽ tranh tên là Ranga, một người đàn ông siêu việt, vẽ được rất nhiều tác phẩm kiệt xuất, đáng ghi nhớ khiến ai cũng đều thán phục.  Ông ấy mở một ...
Ky-thuat-ve-tranh-son-dau

Kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu bạn không thể bỏ qua

Để vẽ được bức tranh đẹp và hoàn chỉnh, chúng tôi xin chia sẻ kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu để giúp bạn có thể bước chân vào thế giới nghệ thuật mà không bị bối rối. Hãy cùng tham ...
0936 444 506